Nhiều dự án giao thông ‘khủng’ sắp được triển khai tại đồng bằng sông Cửu Long

Nhiều dự án giao thông ‘khủng’ sắp được triển khai tại đồng bằng sông Cửu Long

Giao thông cách trở là một trong những nút thắt kìm hãm sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo Quy hoạch phát triển giao thông đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành phê duyệt, các nút thắt giao thông của vùng này cơ bản sẽ được tháo gỡ.

Dự án đang mở bán: The Ocean View Vinhomes Ocean Park


    Đường cao tốc tăng hơn 10 lần

    Tính đến thời điểm hiện tại cả vùng ĐBSCL chỉ mới có khoảng 40 km đường cao tốc đạt chuẩn đường cao tốc Việt Nam (TP.HCM – Mỹ Thuận).

    Tuyến đường được quản lý như đường cao tốc là tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi kết nối 2 địa phương Cần Thơ – Kiên Giang (51km) được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, 6 làn xe, vận tốc 100m/h. Tuy nhiên, hiện nay tuyến đường này chỉ mới được xây dựng 4 làn xe, vận tốc thiết kế là 80 km/h, về mặt kỹ thuật tuyến đường này chưa đạt quy chuẩn đường cao tốc loại A.

    Cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi thật ra chỉ là một đoạn của tuyến cao tốc có điểm đầu tại Ngọc Hồi (Kon Tum) – điểm cuối Rạch Giá (Kiên Giang) với chiều dài 759km.

    Tuyến cao tốc này đi vào địa phận các tỉnh, thành vùng ĐBSCL có điểm đầu tại huyện Đức Hòa (Long An) – điểm cuối tại Rạch Sỏi (Kiên Giang); đi ngang qua các tỉnh Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang với chiều dài hơn 230km, trong đó, đoạn Lộ Tẻ – Rạch Sỏi 51 km đã được đầu tư xây dựng 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/h, giai đoạn hoàn chỉnh sẽ được nâng cấp lên 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100km/h.

    Do vậy, theo TS. Lê Đỗ Mười, Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải, hiện tại, khu vực ĐBSCL chỉ có khoảng 40km đường cao tốc, (đạt 28% chỉ tiêu quy hoạch đến 2020), mật độ cao tốc đạt 0,2 km/100.000 dân là thấp so với các vùng trong toàn quốc (chỉ cao hơn khu vực Tây Nguyên).

    Hiện nay tuyến cao tốc TP.HCM – Cần Thơ đang được nối dài đoạn Trung Lương – Mỹ Thuận (51 km dự kiến đưa vào sử dụng vào cuối năm 2021); đoạn Mỹ Thuận – Cần Thơ 23km và cầu Mỹ Thuận 2 đang được gấp rút thi công để đến năm 2023 sẽ thông toàn tuyến từ TP.HCM đến Cần Thơ, khi đó cả vùng ĐBSCL sẽ có hơn 100km đường bộ cao tốc đạt chuẩn đường cao tốc loại A.

    Theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt thì khu vực ĐBSCL sẽ có khoảng 14 tuyến cao tốc với tổng chiều dài trên 600km được đưa vào quy hoạch đầu tư trong giai đoạn này.

    Trong đó đáng chú ý là 3 tuyến cao tốc kết nối các khu vực cửa khẩu biên giới đến các trung tâm đầu mối logistics cảng biển của khu vực, đó là tuyến tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng có chiều dài 191km, 6 làn xe, nền đường rộng 32,25 m. Điểm đầu của tuyến cao tốc này tại TP. Châu Đốc (An Giang), điểm kết thúc tại cảng Trần Đề (Sóc Trăng); tuyến cao tốc thứ hai là Bến Lức (Long An) – Trung Lương (Tiền Giang), chiều dài 40km, được đầu tư với quy mô 6 làn xe. Tuyến cao tốc này sẽ kết nối từ cảng Đồng Tâm (Long An) đến các tỉnh Miền Tây thông qua cao tốc Cần Thơ – Mỹ Thuận – Trung Lương, góp phần “chia lửa” giảm áp lực cho cụm cảng tại TP.HCM; tuyến cao tốc quan trọng thứ 3 có điểm đầu tại Ngọc Hồi (Kon Tum) – điểm cuối Rạch Giá (Kiên Giang) với chiều dài 759km. Đoạn đi ngang qua các tỉnh vùng ĐBSCL là Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Kiên Giang có chiều dài 230km.

    Cùng với đó, các tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau (124km), Hà Tiên – Rạch Giá (100km), Cao Lãnh – đường cao tốc Bắc-Nam, phía Đông (30km) cũng sẽ được đầu tư trong giai đoạn trước năm 2030.

    3 tuyến cao tốc được đưa vào quy hoạch giai đoạn sau năm 2030, gồm tuyến Rạch Giá – Bạc Liêu (112km), Cửa khẩu Dinh Bà – Cao Lãnh (68km) và An Hữu – cảng Định An (90km).

    Nhiều dự án giao thông khủng sắp được triển khai tại đồng bằng sông Cửu Long - Ảnh 1.

    Đường sắt tốc độ cao sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Cần Thơ – TP. HCM còn khoảng 45 phút. Ảnh minh họa

    ĐBSCL sẽ có 174km đường sắt đầu tiên

    Ngày 19/10, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký ban hành Quyết định số 1769/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, có 9 tuyến đường sắt được đưa vào quy hoạch, trong đó có tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ dài 174 km, bắt đầu từ ga An Bình (Bình Dương) đến ga Cái Răng (Cần Thơ), đây là tuyến đường sắt đầu tiên được quy hoạch tại vùng ĐBSCL.

    Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP. Cần Thơ Lê Tiến Dũng, trước đây Viện khoa học và Công nghệ Phương Nam cùng đơn vị tư vấn thiết kế đã đề xuất tuyến đường sắt tốc độ cao TP. HCM – Cần Thơ.

    Theo báo cáo của đơn vị tư vấn, tuyến đường sắt cao tốc này có tổng chiều dài hơn 173 km, với 14 ga và hai trạm khách nhưng sau đó điều chỉnh xuống còn khoảng 134km với 9 ga tàu, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 10 tỷ USD, được đầu tư theo hình thức đối tác Công – Tư (PPP).

    Đơn vị tư vấn cũng đề xuất phương án khai thác thu hồi vốn cho nhà đầu tư từ nguồn bán vé tàu và khai thác quỹ đất từ 300 – 700ha tại các nhà ga để phát triển các dự án thương mại, dịch vụ, nhà ở.

    Theo đơn vị tư vấn, hiện nay việc đi lại giữa các tỉnh, thành vùng ĐBSCL với TP.HCM và các tỉnh Miền Đông còn nhiều khó khăn. Việc di chuyển bằng đường hàng không đối với tuyến vận tải ngắn như TP. HCM – Cần Thơ là không hiệu quả, do đó đường sắt tốc độ cao sẽ là một lựa chọn ưu tiên trong kết nối tuyến vận tải này.

    Theo một nghiên cứu của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết, ước lưu lượng đi lại từ khu vực ĐBSCL – TP.HCM qua đường sắt có khả năng đạt gần 50 triệu lượt hành khách và 150 triệu tấn hàng hóa/năm, và tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 5 – 6%/năm, đây là những cơ sở quan trọng để nhà đầu tư tham khảo, quyết định đầu tư.

    Theo An Hoà

    Nhà đầu tư

    Tin tức bất động sản Bảo Minh Land

    https://ift.tt/3bV82Wk Bất động sản, dự án giao thông, đồng bằng sông Cửu Long, Sông Cửu Long
    Mới hơn Cũ hơn