Đề nghị tăng thanh tra, kiểm tra việc phát triển nhà ở xã hội

Đề nghị tăng thanh tra, kiểm tra việc phát triển nhà ở xã hội

Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương tăng cường thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các chính sách, chương trình phát triển nhà ở xã hội.

Dự án đang mở bán: The Ocean View Vinhomes Ocean Park


    Theo Bộ Xây dựng, thời gian qua, dịch bệnh COVID-19 đã gây ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung cũng như các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp, dẫn đến việc sản xuất kinh doanh ở các khu công nghiệp gặp khó khăn, làm đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, thiếu hụt lực lượng lao động…

    “Một trong những nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là các địa phương chưa quan tâm đến việc đầu tư xây dựng nhà công nhân (nhà lưu trú) nên không đảm bảo được việc thực hiện 3 tại chỗ (ăn, ngủ, làm việc) tại khu công nghiệp”, Bộ Xây dựng cho biết trong văn bản gửi đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố.

    Đề nghị tăng thanh tra, kiểm tra việc phát triển nhà ở xã hội - Ảnh 1.

    Một dự án nhà ở xã hội cho công nhân ở TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. (Ảnh minh họa – Ảnh: NLĐ)

    Nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nêu trên, về lâu dài, Bộ Xây dựng cho biết đang tập trung nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Nhà ở 2014, trong đó chính sách nhà công nhân được nghiên cứu, quy định cụ thể hơn để khuyến khích đầu tư phát triển.

    Để thúc đẩy phát triển nhà ở cho công nhân, nhất là tại các khu công nghiệp, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương khi lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp phải bố trí diện tích đất phù hợp trên địa bàn để xây dựng nhà công nhân; đảm bảo đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để phục vụ công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp.

    Ngoài ra, các địa phương cần có các giải pháp cụ thể, tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính, hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp tích cực tham gia phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà cho công nhân thuê tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố.

    Bộ cũng đề nghị địa phương nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân, có cơ cấu sản phẩm nhà cho thuê phù hợp với nhu cầu của người lao động, bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thiết yếu về giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa của các dự án xây dựng nhà ở xã hội ở đô thị và khu công nghiệp.

    Bên cạnh giải pháp về thu hút đầu tư, các địa phương cần bố trí nguồn lực hợp lý để đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu như: trường học, nhà trẻ, cơ sở khám chữa bệnh, sinh hoạt cộng đồng, văn hóa, thể dục, thể thao… trong và ngoài các dự án nhà ở xã hội, đặc biệt là tại các khu vực có đông công nhân và người lao động.

    Bộ cũng đề nghị các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các chính sách, chương trình phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn.

    Nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân là một trong những nội dung được Bộ Xây dựng quan tâm, thúc đẩy hiện nay. Mới đây, Bộ Xây dựng đã đề xuất một loạt giải pháp về nguồn vốn phát triển nhà công nhân.

    Cụ thể, Bộ Xây dựng đã đề nghị Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa danh mục phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở công nhân khu công nghiệp vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.

    Đáng chú ý, Bộ Xây dựng kiến nghị bổ sung gói tín dụng khoảng 30.000 tỷ đồng theo hình thức tái cấp vốn cho chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất vay để đầu tư phát triển nhà ở xã hội, trong đó có nhà ở công nhân, góp phần đảm bảo “mục tiêu kép”.

    Theo PV

    VTV.VN

    Tin tức bất động sản Bảo Minh Land

    https://ift.tt/3qfDs29 Bất động sản, chuỗi cung ứng, gặp khó khăn, nguyên nhân chủ yếu, nhà ở xã hội, phát triển nhà ở xã hội, vi phạm pháp luật, xử lý vi phạm
    Mới hơn Cũ hơn