Những “đòn bẩy thép” giúp hình thành chuỗi đô thị trung tâm mới của Hà Nội

Những “đòn bẩy thép” giúp hình thành chuỗi đô thị trung tâm mới của Hà Nội

Nhu cầu giãn dân từ trung tâm cũ sang các trung tâm mới là kết quả tất yếu của quá trình đô thị hóa và đang trở thành xu thế trên thế giới. Tại Việt Nam, hạ tầng giao thông phát triển mạnh mẽ đã trở thành “đòn bẩy thép” giúp hình thành các trung tâm đô thị mới, đưa Hà Nội trở thành một đô thị đa trung tâm.

Dự án sắp mở bán: The Ocean View Vinhomes Ocean Park


    Khu Đông Hà Nội gồm các quận Long Biên, huyện Gia Lâm có vị thế nằm ngay sát trung tâm quận Hoàn Kiếm. Dù chỉ cách một cây cầu nhưng trước đây nhiều người vẫn có tâm lý “ngại” khi nghĩ đến việc chuyển sang bờ bên kia sông Hồng sinh sống. Tuy nhiên, trong khoảng 5 năm trở lại đây, sự phát triển vượt bậc của hạ tầng giao thông nối khu Đông đã dẫn đến làn sóng giãn dân từ khu vực trung tâm.

    Đặc biệt, mới đây Thành phố Hà Nội đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cầu Trần Hưng Đạo theo phương thức PPP với tổng vốn đầu tư 8.900 tỷ đồng. Đây là một trong số 6 cây cầu vượt sông Hồng, sông Đuống đã được Hà Nội xác định là hướng kết nối trọng điểm nhằm phát triển đô thị về phía Bắc sông Hồng. Ngoài ra, đây còn là một trong những giải pháp hỗ trợ tích cực cho việc giãn dân từ khu vực trung tâm, đặc biệt là khu phố cổ cũ thuộc quận Hoàn Kiếm.

    “Với lợi thế đấu nối thẳng vào khu vực phố cổ Hà Nội, cây cầu Trần Hưng Đạo có ý nghĩa rất lớn trong an sinh xã hội, việc giãn dân khu vực phố cổ cũng không phải là khó”, ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội cho biết.

    Ngay trước cầu Trần Hưng Đạo, hồi tháng 1/2021 Hà Nội cũng đã chính thức khởi công Dự án Cầu Vĩnh Tuy 2. Cây cầu này sẽ song song với cầu Vĩnh Tuy 1 hiện tại với tổng mức đầu tư dự án khoảng 2.538 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2022. Ngoài ra, Hà Nội cũng đang lên kế hoạch xây dựng thêm 4 cây cầu: Tứ Liên, Thượng Cát, Đuống 2 và Giang Biên. 6 cây cầu này sẽ nối liền các trục vành đai, hướng tâm hoặc đường liên khu vực nên có vai trò đặc biệt quan trọng kết nối giao thông Hà Nội, khép kín và tạo sự liên kết các vành đai 3; 3,5 và 4 mở thêm hướng phát triển đô thị Hà Nội về phía Bắc sông Hồng.

    Ông Nguyễn Thế Điệp nhận định, Hà Nội đang hoàn chỉnh hệ thống giao thông rất tốt đặc biệt là các tuyến trục chính xung quanh Thủ đô. Đây là cơ hội rất lớn để giãn dân từ khu vực trung tâm cũ sang trung tâm mới, đặc biệt là khu vực phía Đông, kết nối tới các dự án lớn ở Gia Lâm, Đông Anh.

    Thực tế cho thấy, hơn lúc nào hết bất động sản khu Đông đang có những bước đột phá vượt bậc. Theo dữ liệu của Batdongsan.com, từ khi Hà Nội có thông tin xây dựng 6 cây cầu kết nối với khu Đông khoảng 3 năm trở lại đây thị trường bất động sản tại Long Biên, Gia Lâm mỗi năm tăng bình quân từ 10-30% tuỳ vị trí. Cùng với việc tăng giá, khu Đông cũng liên tục xuất hiện những đại đô thị quy mô lớn như Vinhomes Ocean Park quy mô hơn 420 ha đã thu hút hàng chục nghìn cư dân về sinh sống.

    Những đòn bẩy thép giúp hình thành chuỗi đô thị trung tâm mới của Hà Nội - Ảnh 1.

    Các đại đô thị đang hình thành nên các khu trung tâm mới, đáp ứng nhu cầu giãn dân, hút người dân đến sinh sống tại Hà Nội.

    Đối trọng với khu Đông, khu vực phía Tây Hà Nội sau 10 năm phát triển cũng hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển, với các tuyến đường huyết mạch hướng tâm như trục đại lộ Thăng Long, trục Lê Văn Lương – Tố Hữu, hệ thống đường kết nối như Lê Trọng Tấn, Trịnh Văn Bô…Hiếm có nơi nào tại Hà Nội lưu thông thuận lợi như khu vực phía Tây hiện nay.

    Bên cạnh các trục đường bộ hướng tâm, khu vực đô thị phía Tây còn kết nối với trung tâm Thủ đô bằng hệ thống xe buýt nhanh BRT, đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, đường sắt đô thị Văn Cao – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc.Đặc biệt, các tuyến metro sẽ đang sắp hiện hữu tại đây được giới chuyên gia đánh giá là trục xương sống thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản khu vực này.

    Với sự phát triển đột phá của hạ tầng, khu vực phía Tây đang hình thành những trung tâm mới, đại đô thị thu hút hàng chục nghìn người dân về sinh sống hình thành nên những cộng đồng cư dân văn minh mới. Có thể kể đến như Vinhomes Thăng Long, Vinhomes Smart City hay xa hơn một chút là khu đô thị Nam An Khánh, Bắc An Khánh…

    Giải thích lý do thị trường BĐS đang chứng kiến xu hướng giãn dân mạnh mẽ sang các đại đô thị mới, ông Nguyễn Văn Đính – Phó chủ tịch Hội môi giới BĐS Việt Nam cho biết: “Trong khi các quận trung tâm Hà Nội có không gian công cộng chật hẹp, đông đúc thì tại các khu trung tâm mới lại đáp ứng đầy đủ hệ thống trung tâm thương mại, trường học liên cấp quốc tế, công viên cây xanh, bệnh viện 5 sao…hình thành khu vực sống tiện nghi văn minh hơn. Điều này góp phần quan trọng để giải bài toán đô thị hóa và giãn dân lâu nay Hà Nội đang loay hoay”.

    Có thể nói, với việc hình thành các trung tâm mới, Hà Nội đang đi đúng hướng trở thành một đô thị đa tâm theo đúng xu hướng quốc tế và tầm nhìn quy hoạch đã vạch ra. Khoảng cách di chuyển giữa các vùng trung tâm sẽ ngày càng được rút ngắn nhờ sự phát triển của cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các tuyến đường huyết mạch, những cây cầu lớn và cả các tuyến đường sắt hiện đại. Cùng với đó, những đại đô thị với đầy đủ tiện ích trở thành biểu tượng của các trung tâm mới vì đáp ứng mọi nhu cầu của cư dân về sinh sống.

    Theo đánh giá của các chuyên gia, với tốc độ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, các đô thị mới sẽ trở thành cực tăng trưởng mạnh nhất của thị trường bất động sản Hà Nội, hình thành trung tâm mới, đón đầu xu hướng giãn dân và là nơi sinh sống của thế hệ trẻ năng động.

    Lan Nhi

    Theo Nhịp sống kinh tế

    https://ift.tt/3Cy6aOJ Bất động sản, đô thị hóa, hạ tầng giao thông, huyện Gia Lâm, kết quả tất yếu, phát triển mạnh mẽ, quận Hoàn Kiếm, quận Long Biên
    Mới hơn Cũ hơn