Cuộc “đại di cư” về Tây Nguyên của các ông lớn bất động sản, khu vực nào là đích đến tiềm năng?

Cuộc “đại di cư” về Tây Nguyên của các ông lớn bất động sản, khu vực nào là đích đến tiềm năng?

Tây nguyên sở hữu nhiều lợi thế về kinh tế, du lịch, văn hóa cộng với quỹ đất sạch còn dồi dào, khả năng sinh lời cao do giá đất hiện tại còn bình ổn và chắc chắn sẽ tăng lũy tiến đã hút mạnh mẽ các đại gia BĐS về đây.

Dự án sắp mở bán: The Ocean View Vinhomes Ocean Park


    Trước hiện trạng quỹ đất sạch để phát triển dự án tại các thành phố trung tâm như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng,… đang ngày càng khan hiếm, giá đất ngày một đắt đỏ tăng cao, nhiều chủ đầu tư đã chuyển hướng về các nơi có tiềm năng phát triển kinh tế như Tây Nguyên đề đầu tư và phát triển các khu đô thị vệ tinh. Điều này khiến nhiều khu vực tại thị trường bất động sản Tây nguyên trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong đó, Gia Lai được dự báo sẽ trở thành điểm đến sáng giá trong bối cảnh xu hướng “bỏ phố lên rừng” nở rộ.

    Nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc Tây Nguyên, Gia Lai đóng vai trò tâm điểm kết nối khu vực với vùng duyên hải Nam Trung Bộ và tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia. Mới đây, sân bay Pleiku đã được phê duyệt đầu tư nâng cấp, mở rộng với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng cũng sẽ mang đến cho địa phương những ưu thế lớn để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

    So với các địa phương trong vùng, Gia Lai còn sở hữu mạng lưới giao thông khá đồng bộ và thông suốt với 6 tuyến Quốc lộ chạy qua địa bàn theo cả trục Bắc – Nam và Đông – Tây. Đó là tuyến quốc lộ 19 và đường Hồ Chí Minh chạy xuyên tâm và giao nhau tại Tp. Pleiku; quốc lộ 14 nối Tây Nguyên với vùng Đồng bằng sông Cửu Long;tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku – cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh…Sự thay đổi về hạ tầng là động lực để Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.

    Không chỉ có hạ tầng phát triển, Gia Lai còn là miền đất được thiên nhiên ưu đãi khi nhiệt độ trung bình chỉ khoảng 25 độ tạo nên khí hậu mát mẻ quanh năm, địa hình đa dạng gồm hệ thống đồi núi thấp xen lẫn thung lũng, sông hồ và ghềnh thác. Đặc biệt, tiềm năng cảnh quan của Gia Lai được xem là khá tương đồng với thủ phủ nghỉ dưỡng Đà Lạt (Lâm Đồng).

    Đáng chú ý, Gia Lai sở hữu khá nhiều di sản quý giá mà không phải nơi nào cũng có được như Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kon Hà Nừng rộng 413.500 m2, Biển Hồ – một trong những hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam…Bên cạnh đó, TP Pleiku còn là trung tâm của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận làdi sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là điều kiện lý tưởng để địa phương phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn, đặc biệt là du lịch sinh thái gần gũi với thiên nhiên đang trở thànhxu hướng phổ biến cho các chuyến đi sau dịch.


    Cuộc đại di cư” về Tây Nguyên của các ông lớn bất động sản, khu vực nào là đích đến tiềm năng? - Ảnh 1.

    Gia Lai sở hữu nhiều tiềm năng để đón đầu xu hướng du lịch sinh thái sau đại dịch.

    Một trong những bước đệm hút các đại gia BĐS về Gia Lai lai là những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế của Gia Lai ghi nhận nhiều đột phá liên tiếp. Giai đoạn 2015 – 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 7,83%, thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 52,54 triệu đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2015. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng trong nửa đầu năm 2021, Gia Lai vẫn đạt mức tăng trưởng 9,7%, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

    Với quyết tâm đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị để mở đường cho đầu tư tư nhân, Gia Lai đã và đang tập trung quy hoạch triển khai các khu dân cư, đô thị mới hiện đại. Quỹ đất rộng lớn đứng thứ thứ 2 cả nước của Gia Lai trở thành sự lựa chọn hàng đầu để phát triển dự án cả về số lượng và chất lượng. Dự báo đến năm 2025, tốc độ đô thị hóa của tỉnh đạt khoảng 35% và tăng lên 45% vào năm 2035.

    Cuộc đại di cư” về Tây Nguyên của các ông lớn bất động sản, khu vực nào là đích đến tiềm năng? - Ảnh 2.

    Gia Lai tập trung nguồn lực thu hút nhà đầu tư chiến lược cho hàng loạt dự án.

    Theo đại diện một đơn vị môi giới bất động sản khu vực Tây Nguyên, Gia Lai hiện đang hội tụ đầy đủ điều kiện thiên thời – địa lợi – nhân hòa với tiềm năng du lịch lớn đang được đánh thức, hạ tầng kết nối thuận tiện, thị trường vẫn trong giai đoạn sơ khai và giá đất còn ở mức thấp. Đây là những yếu tố hấp dẫn để địa phương thu hút các nhà đầu tư lớn đổ về phát triển dự án, tạo lực đẩy cung – cầu thúc đẩy thị trường trỗi dậy mạnh mẽ.

    Hiện Gia Lai tập trung thu hút nguồn lực tìm nhà đầu tư chiến lược cho hàng loạt dự án nghìn tỷ. Từ năm 2016 đến nay, tổng số dự án đăng ký đầu tư vào Gia Lai đã tăng gấp 6 lần và gấp 38 lần về số vốn đầu tư so với giai đoạn 2011 – 2015. Năm 2021, tỉnh dự kiến kêu gọi đầu tư 226 dự án, ưu tiên chủ yếu trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo, thương mại – du lịch với những cơ hội rộng mở chào đón các doanh nghiệp đầu tư tiên phong.

    Khởi đầu là một số dự án khu đô thị, thương mại và du lịch cao cấp đã và đang được triển khai tại địa phương như: Tổ hợp khách sạn và nhà phố thương mại FLC Hilltop Gia Lai, Khu dân cư Hùng Vương – Chư Sê, Khu du lịch sinh thái hồ Ia Băng, Quần thể du lịch nghỉ dưỡng và đô thị sinh thái -sân golf FLC Gia Lai tại huyện Đak Đoa…Từ năm 2016, Tập đoàn Vingroup cũng mong muốn nghiên cứu đầu tư một số dự án tại Gia Lai.

    Mới đây, trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Gia Lai đã công bố danh mục dự án sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư 3 dự án lớn với tổng chi phí dự kiến hơn 3.500 tỷ đồng. Đó là Dự án khu dân cư hai bên đường Lý Tự Trọng TP.Pleiku nối dài; dự án khu đô thị sinh thái khu vực miệng núi lửa âm làng Ốp (phường Hoa Lư, TP. Pleiku và dự án suối Hội Phú giai đoạn 3 (phường Phù Đổng và phường Hoa Lư, TP. Pleiku).

    Ngoài ra, Gia Lai cũng kêu gọi đầu tư một số dự án quy mô lớn thuộc các lĩnh vực khác gồm: Dự án khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô gần 328 ha tại xã huyện Mang Yang với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 2.100 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Đak Đoa với diện tích 459 ha, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 1.490 tỷ đồng; dự án khu chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tại xã Ia Le (huyện Chư Pưh) với diện tích 100 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 1.030 tỷ đồng; dự án nhà máy sản xuất lốp ô tô Radian, sản phẩm cao su kỹ thuật và cao su băng tải tại xã Glar (huyện Đak Đoa) với diện tích 75 ha, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 6.700 tỷ đồng…

    Có thể nói, với hàng sự xuất hiện hàng loạt những dự án lớn phân bổ nhiều lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và năng lượng 16 dự án, lĩnh vực nông, lâm nghiệp 10 dự án, lĩnh vực văn hóa du lịch 6 dự án với số vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng hứa hẹn tương lai không xa về một sự khởi sắc mạnh mẽ của thị trường BĐS mới nổi được đánh giá là giàu tiềm năng bậc nhất Tây Nguyên.

    Nam Anh

    Theo Nhịp sống kinh tế

    https://ift.tt/3lWwOd4 Bất động sản, chủ đầu tư, Đại gia BĐS, khu đô thị, phát triển kinh tế, thị trường bất động sản, tiềm năng phát triển
    Mới hơn Cũ hơn