Chủ đầu tư thực sự của Dự án KDL Trung Sơn – Hồ Tràm là ai?

Chủ đầu tư thực sự của Dự án KDL Trung Sơn – Hồ Tràm là ai?

Hơn 11ha “đất vàng” của Dự án KDL Trung Sơn bỏ hoang gần 20 năm, gây thất thoát ngân sách Nhà nước, dư luận đang có thông tin dự án đã được bán cho doanh nghiệp khác thu lợi hàng trăm tỷ đồng?

Dự án sắp mở bán: Dự án Vinhomes Bắc Giang

TIN MỚI


    Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, Dự án Khu du lịch (KDL) Trung Sơn – Hồ Tràm có tổng diện tích hơn 11ha, tọa lạc tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Dự án được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giao cho Công ty CP Đầu tư Xây dựng Trung Sơn (công ty Trung Sơn) làm chủ đầu tư từ năm 2003, theo hình thức giao đất miễn tiền sử dụng đất.

    Chủ đầu tư thực sự của Dự án KDL Trung Sơn – Hồ Tràm là ai? - Ảnh 1.

    Dự án KDL Trung Sơn – Hồ Tràm sau gần 20 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đến nay vẫn còn là bãi đất hoang hóa, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước.

    Mặc dù được ưu đãi đầu tư, nhưng chủ đầu tư không thực hiện dự án mà lại mang hồ sơ dự án đi thế chấp ngân hàng để bảo lãnh vay tiền cho một doanh nghiệp khác. Sau 10 năm không triển khai xây dựng, năm 2014, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã thu hồi quyết định ưu đãi đầu tư dự án đối với chủ đầu tư là Công ty Trung Sơn.

    Sau nhiều lần các cơ quan chức năng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiến hành thanh tra dự án và xác nhận vi phạm của chủ đầu tư là “chậm đưa đất vào sử dụng và gia hạn sử dụng đất – theo Điều 64 Luật Đất đai 2013”. Đồng thời đề xuất thu hồi dự án do “chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính, chưa thực hiện được công tác giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư mang hồ sơ đi thế chấp ngân hàng vay tiền để sử dụng mục đích khác”. Đến ngày 18/8/2017 Công ty Trung Sơn mới thực hiện thủ tục xóa thế chấp tại ngân hàng. Đồng thời có văn bản đề nghị được tiếp tục thực hiện dự án KDL Trung Sơn.

    Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, sau khi xóa thế chấp khoản vay tại ngân hàng, ngày 07/09/2017, Công ty Trung Sơn đăng ký thay đổi giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty cổ phần lần 7, từ Công ty TNHH Trung Sơn thành Công ty CP Đầu tư Trung Sơn, trụ sở chính tại 93 Nguyễn Trãi, P. Bến Thành, Q.1, TP.HCM, người đại diện theo pháp luật là bà LÊ THỊ HUYỀN TRANG.

    Đến ngày 19/03/2021, Công ty CP đầu tư Trung Sơn tiếp tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần lần thứ 13 về thay đổi trụ sở chính là Resort Oceanami, đường Ven Biển, tỉnh lộ 44, KP Hải Sơn, TT.Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Và người đại diện pháp luật lúc này là bà BÙI THU HÀ. Phải chăng việc đổi người đại diện pháp luật là dấu hiệu của việc chuyển nhượng dự án?

    Theo tài liệu chúng tôi có được, chủ đầu tư dự án này hiện nay thực chất là bà Ngô Thị Minh Phượng, chủ của Công ty TNHH Khang Linh (Công ty Khang Linh). Bà LÊ THỊ HUYỀN TRANG, người đại đại diện pháp luật của Công ty CP Trung Sơn cũng là con dâu của bà Phượng. Bà Phượng cũng đồng thời là chủ của một loạt các dự án khác có nhiều dấu hiệu sai phạm trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, chúng tôi sẽ đề cập ở các bài viết sau.

    Trở lại dự án KDL Trung Sơn, Tại mục 5 Điều 2 Quyết định số 6561/QĐ-UB của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày 15/07/2003 quy định: “Nghiêm cấm việc chuyển nhượng dự án trong quá trình triển khai công tác đầu tư và xây dựng. Trong trường hợp chủ đầu tư không thể tiếp tục đầu tư được theo kế hoạch đã cam kết trong Tờ trình xin thuê đất, phải giao trả đất lại cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để UBND tỉnh xem xét cho đơn vị khác có nhu cầu thuê, đủ năng lực và tiếp tục triển khai dự án theo đúng kế hoạch và quy hoạch được phê duyệt”.

    Chủ đầu tư thực sự của Dự án KDL Trung Sơn – Hồ Tràm là ai? - Ảnh 2.

    Dự án vẫn còn đang tranh chấp do chủ đầu tư chưa thực hiện xong việc đền bù, hỗ trợ cho các hộ dân có đất bị thu hồi, khiến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện diễn ra nhiều năm nay, gây bức xúc trong dư luận.

    Theo luật sư Trần Thu –  Đoàn luật sư TP.HCM, điểm (i) khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 về “Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai” quy định: Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng;

    Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này. Hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.

    Như vậy, quy định của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cũng như quy định của pháp luật về đất đai cũng đã khá rõ ràng. Hơn nữa, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng như UBND huyện Xuyên Mộc cũng đã có kết luận, chủ đầu tư không đủ năng lực về tài chính để triển khai dự án, chưa hoàn tất các thủ tục tiếp theo để triển khai dự án và mang hồ sơ dự án đi thế chấp ngân hàng cho mục đích khác, dự án bỏ hoang gần 20 năm và chưa hoàn thành việc đền bù, giải phóng mặt bằng, gây khiếu nại, khiếu kiện kéo dài nhiều năm, làm mất an ninh trật tự xã hội.

    Tuy nhiên, không hiểu lý do tại sao mà các cơ quan chức năng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu không thu hồi dự án để đấu thầu và giao cho các doanh nghiệp khác có đủ năng lực để triển khai dự án, mà vẫn giao cho Công ty Trung Sơn thực hiện? Phải chăng điều này đã tạo cơ hội cho chủ đầu tư chuyển nhượng dự án và thu lợi hàng trăn tỷ đồng, trong khi Nhà nước bị thất thu ngân sách?

    Theo Đình Đại

    Diễn Đàn Doanh Nghiệp

    https://ift.tt/3BHhvvs Bất động sản, chủ đầu tư, khu du lịch, ngân sách nhà nước, thất thoát ngân sách, tỉnh Bà Rịa
    Mới hơn Cũ hơn